Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã An Phượng - Huyện Thanh Hà

23/4/2023  |  English  |  中文

Giới thiệu Tổng quan về xã An Phượng

Xã An Phượng là một xã đồng bằng, nằm ở phía Tây Nam huyện Thanh Hà. Phí Bắc giáp xã Thanh Hải; phía Nam có sông Thái Bình, bên kia sông là xã Bình Lãng, Đông Kỳ, Tây Kỳ (Tứ Kỳ); phía Đông giáp xã Thanh Sơn, phía Tây có sông Thái Bình.

Xã An Phượng là mới mới được thành lập từ tháng 12/2019 trên cơ sở sáp nhập 02 xã Phượng Hoàng và xã An Lương theo Nghị quyết 788/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội. Xã có 07 thôn,  Dân số là: 11.638 người; diện tích 10,838 km2.

An Phượng là xã đồng bằng ven sông, địa hình thấp, có nhiều chân triều bãi, được phù sa bồi đắp nên rất thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước. Tuy nhiên, phần lớn diện tích canh tác của nhân dân hiện nay chuyển đổi sang trồng các loại cây cho năng xuất, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với cấy lúa như: cây ổi, chuối, quất và các loại cây rau màu ngắn hạn khác.

Về giao thông: An Phượng ở xa đường quốc lộ, xa trung tâm huyện, có tuyến đường 190D huyện chạy qua. Các tuyến đường liên thôn, xóm đều đã được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như việc giao thương, buôn bán. Ngược lại với đường bộ, đường thuỷ khá phong phú. Xã nằm bên bờ sông Thái Bình, đường giao thông thuỷ chạy qua nhiều tỉnh thành Bắc Bộ. Sông rộng và sau, tầu thuyền lớn chạy qua lại dễ dàng, vì vậy nó có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hoá địa phương.

Về chính trị: Đảng bộ xã tính đến đầu tháng 4/2024 có 528 đảng viên sinh hoạt tại 14 chi bộ trực thuộc: 07 chi bộ Nông thôn, 03 chi bộ trường học; 01 chi bộ Quân sự; 01 chi bộ Công an; 01 chi bộ Trạm y tế và 01 chi bộ Quỹ tín dụng nhân dân. Ban chấp hành Đảng bộ có 14 đồng chí; Ban Thường vụ Đảng ủy là 04 đồng chí.

Về Văn hóa - Xã hội: An Phượng có 7 thôn: Lương Lại, An Lại, Hoàng Lại, Văn Xuyên, Ngoại Đàm, Tứ Cường, Phượng Đầu, các thôn đều được công nhận là làng văn hóa. Nhân dân sống hòa thuận, đoàn kết, thuần phong mỹ tục được duy trì là các yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa xã hội của địa phương.

​